Đối với các công ty sản xuất thì công việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất, chất lượng và giá thành sản phẩm đầu ra. Vì thế để kiểm soát, quản lý toàn bộ hoạt động mua hàng thì các công ty đều cần đến vị trí Procurement manager. Vậy để hiểu thêm Procurement manager là gì và công việc cụ thể của họ là những gì thì chúng ta cùng nhau đọc bài viết sau.
- Procurement Manager là gì trong công ty?
Procurement Manager là thuật ngữ tiếng Anh muốn nói đến vị trí quản lý mua hàng trong công ty hiện nay. Nói một cách dễ hiểu thì với các công ty hay các tổ chức thì Procurement Manager đảm nhận các công việc liên quan đến việc quản lý chi tiêu, thu mua các nguyên vật liệu, trang thiết bị cần thiết nhằm phục vụ cho các mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Vị trí quản lý thu mua trong công ty giữ vai trò quan trọng vì họ là người quản lý và đưa ra các quyết định về số lượng, chất lượng đầu vào và lựa chọn các nhà cung cấp đảm bảo giá thành phù hợp, đạt được những tiêu chuẩn mà công ty đề ra. Procurement Manager là người đứng ra đàm phán với các nhà cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc…về giá cả của sản phẩm, điều kiện chất lượng,…làm sao để có thể đi đến thỏa thuận mua hàng với chi phí thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất của sản phẩm hiện nay.
- Những công việc của một Procurement Manager là gì?
Là một quản lý mua hàng thì sẽ có rất nhiều công việc, vấn đề mà bạn cần phải chịu trách nhiệm thực hiện và xử lý bao gồm những việc sau:
Quản lý mua hàng đảm nhiệm việc lập kế hoạch và xây dựng chiến lược mua hàng cho công ty và toàn bộ phận mua hàng trong công ty hiện nay.
Thực hiện các hoạt động và biện pháp cụ thể để duy trì hiệu quả của hoạt động mua hàng nói chung tại doanh nghiệp hiện nay.
Thực hiện việc tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ cho quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh của công ty được hiệu quả nhất hiện nay.
Thực hiện việc đánh giá các nhà cung cấp để đưa ra lựa chọn cuối cùng về một nhà cung cấp phù hợp với doanh nghiệp đảm bảo về cả chất lượng của nguồn cung và giá cả hợp lý.
Ngoài ra, bạn sẽ là người đứng ra tổ chức các buổi đấu thầu để lựa chọn một nhà cung ứng phù hợp với công ty.
Đứng ra đàm phán, thương lượng về giá cả của sản phẩm thu mua, thực hiện ký kết hợp đồng và xây dựng các điều khoản cần thiết trong hợp đồng mua hàng cần có để đảm bảo quyền lợi của chính công ty mình khi hợp tác với bên cung cấp nguồn cung hiện nay.
Thực hiện việc ký kết hợp đồng mua hàng với đối tác và thực hiện các công việc cần thiết trong quá trình đối tác chuyển giao sản phẩm cho doanh nghiệp.
Sau khi nhận được nguyên vật liệu từ nhà cung cấp, quản lý mua hàng sẽ thực hiện công việc giám sát, kiểm tra đối với số lượng hàng đảm bảo đúng chất lượng, đúng thời gian, số lượng hàng hóa theo hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên.
Nếu xảy ra những trường hợp như: sản phẩm giao không đúng số lượng, chất lượng, thời gian theo thỏa thuận thì quản lý mua hàng sẽ là người đứng ra yêu cầu bồi thường hoặc giải quyết các khiếu nại với nhà cung cấp.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần thu thập thông tin và đo lường các số liệu có được để thực hiện đánh giá về hiệu quả của các nhà cung ứng hiện nay để có phương án tiếp tục hợp tác hay lựa chọn nhà cung cấp mới.
Thực hiện việc kiểm tra lượng hàng tồn kho để lên lịch trình thu mua hợp lý nhằm đảm bảo luôn cung ứng đầy đủ nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất được hiệu quả và không bị gián đoạn.
Bài viết trên hy vọng sẽ giúp bạn hình dung được Procurement manager là gì và những công việc cần thực hiện khi bạn trở thành quản lý mua hàng. Nếu bạn có định hướng sẽ theo đuổi công việc này thì hãy trau dồi cho mình những kiến thức liên quan đến việc mua hàng, tìm kiếm nhà cung cấp và cả những kỹ năng đàm phán, lên kế hoạch,… bạn nhé!