Procurement Manager Là Gì? Công Việc Của Procurement Manager

Đối với các công ty sản xuất thì công việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất, chất lượng và giá thành sản phẩm đầu ra. Vì thế để kiểm soát, quản lý toàn bộ hoạt động mua hàng thì các công ty đều cần đến vị trí Procurement manager. Vậy để hiểu thêm Procurement manager là gì và công việc cụ thể của họ là những gì thì chúng ta cùng nhau đọc bài viết sau.

  1. Procurement Manager là gì trong công ty?

Procurement Manager là thuật ngữ tiếng Anh muốn nói đến vị trí quản lý mua hàng trong công ty hiện nay. Nói một cách dễ hiểu thì với các công ty hay các tổ chức thì Procurement Manager đảm nhận các công việc liên quan đến việc quản lý chi tiêu, thu mua các nguyên vật liệu, trang thiết bị cần thiết nhằm phục vụ cho các mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Vị trí quản lý thu mua trong công ty giữ vai trò quan trọng vì họ là người quản lý và đưa ra các quyết định về số lượng, chất lượng đầu vào và lựa chọn các nhà cung cấp đảm bảo giá thành phù hợp, đạt được những tiêu chuẩn mà công ty đề ra. Procurement Manager là người đứng ra đàm phán với các nhà cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc…về giá cả của sản phẩm, điều kiện chất lượng,…làm sao để có thể đi đến thỏa thuận mua hàng với chi phí thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất của sản phẩm hiện nay.

  1. Những công việc của một Procurement Manager là gì?

Là một quản lý mua hàng thì sẽ có rất nhiều công việc, vấn đề mà bạn cần phải chịu trách nhiệm thực hiện và xử lý bao gồm những việc sau:

Quản lý mua hàng đảm nhiệm việc lập kế hoạch và xây dựng chiến lược mua hàng cho công ty và toàn bộ phận mua hàng trong công ty hiện nay.

Thực hiện các hoạt động và biện pháp cụ thể để duy trì hiệu quả của hoạt động mua hàng nói chung tại doanh nghiệp hiện nay.

Thực hiện việc tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ cho quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh của công ty được hiệu quả nhất hiện nay.

Thực hiện việc đánh giá các nhà cung cấp để đưa ra lựa chọn cuối cùng về một nhà cung cấp phù hợp với doanh nghiệp đảm bảo về cả chất lượng của nguồn cung và giá cả hợp lý.

Ngoài ra, bạn sẽ là người đứng ra tổ chức các buổi đấu thầu để lựa chọn một nhà cung ứng phù hợp với công ty.

Đứng ra đàm phán, thương lượng về giá cả của sản phẩm thu mua, thực hiện ký kết hợp đồng và xây dựng các điều khoản cần thiết trong hợp đồng mua hàng cần có để đảm bảo quyền lợi của chính công ty mình khi hợp tác với bên cung cấp nguồn cung hiện nay.

Thực hiện việc ký kết hợp đồng mua hàng với đối tác và thực hiện các công việc cần thiết trong quá trình đối tác chuyển giao sản phẩm cho doanh nghiệp.

Sau khi nhận được nguyên vật liệu từ nhà cung cấp, quản lý mua hàng sẽ thực hiện công việc giám sát, kiểm tra đối với số lượng hàng đảm bảo đúng chất lượng, đúng thời gian, số lượng hàng hóa theo hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên.

Nếu xảy ra những trường hợp như: sản phẩm giao không đúng số lượng, chất lượng, thời gian theo thỏa thuận thì quản lý mua hàng sẽ là người đứng ra yêu cầu bồi thường hoặc giải quyết các khiếu nại với nhà cung cấp.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần thu thập thông tin và đo lường các số liệu có được để thực hiện đánh giá về hiệu quả của các nhà cung ứng hiện nay để có phương án tiếp tục hợp tác hay lựa chọn nhà cung cấp mới.

Thực hiện việc kiểm tra lượng hàng tồn kho để lên lịch trình thu mua hợp lý nhằm đảm bảo luôn cung ứng đầy đủ nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất được hiệu quả và không bị gián đoạn.

Bài viết trên hy vọng sẽ giúp bạn hình dung được Procurement manager là gì và những công việc cần thực hiện khi bạn trở thành quản lý mua hàng. Nếu bạn có định hướng sẽ theo đuổi công việc này thì hãy trau dồi cho mình những kiến thức liên quan đến việc mua hàng, tìm kiếm nhà cung cấp và cả những kỹ năng đàm phán, lên kế hoạch,… bạn nhé!

Những phẩm chất và năng lực người diễn viên cần có

Bạn đam mê phim ảnh và thậm chí từng đóng vai diễn viên quần chúng? Hay chỉ đơn giản là bạn tò mò muốn biết công việc diễn xuất cần những năng lực nào? Sau đây là một số điều cơ bản về nghề diễn mà bạn có thể tham khảo.

Như những công việc khác, công việc diễn xuất cũng cần một số khả năng nhất định để đưa ra những sáng tạo mới mẻ mà vẫn hợp lý trong sự hợp tác chủ động tích cực với các thành viên còn lại của chương trình truyền hình, vở kịch hay bộ phim. Creative Skills Set, trang web phát triển kỹ năng và tài năng cho các cá nhân, doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sáng tạo ở Anh đã có loạt bài viết thú vị và giàu thông tin về nghề diễn viên. Theo đó, để trở thành một diễn viên giỏi, bạn cần có những năng lực sau:

  • Biết cách làm thế nào để chuẩn bị cho bản thân và trình diễn trong các buổi tuyển chọn và thử giọng
  • Có trí nhớ ngắn hạn, khả năng “thuộc và quên” tốt, đặc biệt là khi làm việc trong một loạt kịch nổi tiếng với rất ít thời gian tập dượt hoặc đóng lại các cảnh diễn.
  • Khả năng thuộc thoại mới rất nhanh để thích ứng kịp với những thay đổi và cắt bỏ trong kịch bản
  • Không bị hạn chế về cảm xúc để có thể mô phỏng các đặc trưng tính cách khác nhau và để được những người khác hóa trang, phục trang, định vị và đạo diễn cho bạn
  • Có khả năng mô phỏng một ngôn ngữ hoặc hình dáng cơ thể khác
  • Có thể điều khiển hoặc cưỡi ngựa hoặc tham gia vào các cảnh bay trên sân khấu (lý tưởng)
  • Có khả năng múa và hát (lý tưởng)
  • Phát âm rõ ràng, chính xác, có thể giả giọng quốc gia và vùng miền khác
  • Có thể đọc thoại với nhịp điệu cụ thể và thời gian chính xác, đặc biệt là khi đọc thoại trực tiếp hoặc thoại cho phim hoạt hình
  • Có khả năng quan sát rất tốt để học từ ngôn ngữ cơ thể của người khác và sáng tạo những nhân vật có cơ sở
  • Hiểu được rằng năng lực của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi: loại và vị trí micro, máy ảnh và dây cáp, các kỹ thuật chiếu sáng khác nhau, các yêu cầu của các cảnh và bối cảnh khác nhau, việc có khán giả nghe trực tiếp khi ghi âm tại phòng thu hay không
  • Hiểu về các quy tắc xã giao chuyên nghiệp và truyền thống làm việc trong các cảnh dàn dựng, bối cảnh trên truyền hình
  • Có thể giao tiếp hiệu quả với báo chí
  • Hiểu về các vấn đề an toàn và sức khỏe, đảm bảo rằng bạn không có những hành động gây ra rủi ro cho bản thân hoặc người khác
  • Thể hiện mức độ chuyên nghiệp cao: Một diễn viên sẽ làm việc với nhiều người và có tính chuyên nghiệp cao trong mọi tình huống. Họ cần thể hiện sự tôn trọng to lớn đối với người viết kịch bản, nhà văn, đạo diễn và tất cả các nhân viên chủ chốt khác có liên quan đến sản xuất.
  • Lắng nghe và phản ứng! Bạn sẽ không bao giờ trở thành diễn viên thực thụ nếu bạn không lắng nghe người khác và chỉ chờ đợi để đưa ra lời thoại của mình.
  • Hiểu nhân vật -Diễn viên không chỉ phải hiểu vai trò của nhân vật, mà còn phải có khả năng hiểu chính kịch bản. Hãy nói chuyện với đạo diễn và hiểu rõ hơn về kịch bản thực sự sẽ giúp bạn thể hiện nhân vật tốt hơn.
  • Đặt mình vào vị trí của nhân vật của bạn. Khi ở trường quay, hãy hình dung bản thân bạn như thể bạn thực sự là nhân vật bạn đóng.
  • Tạo ra kỹ thuật của riêng bạn. Kỹ thuật diễn xuất tốt nhất là bất cứ điều gì bạn tạo ra phù hợp với bạn. Hãy thử tất cả các kỹ thuật và xem những gì phù hợp với bạn.
  • Nghe theo lời trái tim mách bảo. Cho dù đó là trong phát triển nhân vật hoặc lựa chọn kinh doanh, nếu bạn không cảm thấy đúng, thì tốt hơn là không nên thực hiện.

Bảng mô tả công việc của một diễn viên

Mô tả công việc

Như bao nghề khác, diễn viên là một nghề trong các ngành công nghiệp kịch nói, sản xuất phim, phát thanh và truyền hình. Trong cơ cấu tổ chức, thông thường họ thuộc về phòng biểu diễn.

Người diễn viên cần có tính cách sáng tạo. Điều cốt lõi nhất khi nói về công việc của họ là: diễn giải từ ngữ của người khác để thổi hồn vào một kịch bản trên giấy, đem lại cho nhân vật một hình hài bằng xương bằng thịt cụ thể và có tình cảm con người.

Theo Creative Skills Set, bộ mặt của người diễn viên trên phim chính là bộ mặt của sản phẩm trước công chúng, đại diện cho công sức và nỗ lực của nhiều người khác. Đám đông sẽ hiếm khi được thấy tác giả kịch bản, nhà sản xuất hay đạo diễn – người được khán giả nhận ra quan điểm nhờ sự thể hiện của các diễn viên trên màn ảnh.

Công việc của người diễn viên trên truyền hình, sân khấu, phim ảnh và truyền thành yêu cầu một số kỹ năng đặc biệt. Một số còn là người mẫu hoặc lồng tiếng cho các quảng cáo thương mại, phim tài liệu, sách nói, phim nước ngoài v.v… Diễn xuất trên truyền hình hướng tới nhiều loại khán giả đa dạng, từ các sản phẩm dành cho những khán giả rất nhỏ tuổi cho tới những sản phẩm học thuật có độ phức tạp ngôn ngữ cao.

Người diễn viên phải có khả năng thích ứng với các yêu cầu khác nhau và thường được tuyển lựa bởi các nhà sản xuất, đạo diễn hay giám đốc casting. Trong một số trường hợp, họ được chính nhà biên kịch hay đài phát thanh giới thiệu. Với một số vai, các diễn viên phải đào sâu nghiên cứu, còn các vai khác thì nhân vật của họ theo khuôn mẫu và được phát triển trong các buổi tập luyện. Họ sẽ làm việc với đạo diễn để sáng tạo ra các nhân vật tự nhiên và khiến khán giả tin tưởng dựa trên ngôn từ của nhà biên kịch.

Khi tham gia các sản phẩm truyền hình, diễn viên phải thuộc thoại nhanh chóng và giữ được sự chú ý vì thỉnh thoảng họ phải đóng lại một cảnh nhiều lần. Họ cũng cần phải biết lời thoại của các diễn viên đóng chung để có thể phối hợp ăn ý.

Ngoài ra người diễn viên cần phải có những khả năng sau:

  • Đóng góp ý kiến để cải thiện năng lực diễn của chính mình một cách hợp tác và sáng tạo, đồng thời có thể nhận chỉ đạo từ nhóm đạo diễn.
  • Nhớ các bối cảnh và cử động của mình một cách chính xác ở bất cứ thời điểm nào trong suốt buổi diễn để hỗ trợ bạn diễn liên tục.
  • Chạm vào những chỗ đánh dấu của họ trên đạo cụ mà không cần cúi xuống để xác định vị trí của chúng.

Để có thể diễn tả nhiều nhân vật khác nhau trong một thời gian ngắn, các diễn viên phải có khả năng thích ứng cao. Khi tuyển chọn, một diễn viên nổi tiếng sẽ là nhân vật chính để quảng bá cho một sản phẩm trên truyền hình và báo chí vì anh ấy/cô ấy gánh vác nhiều trách nhiệm cho thành công hay thất bại của chương trình.

Tiền lương và lợi ích

Có thể hiểu, không có mức lương tiêu chuẩn cho các diễn viên. Bạn thường sẽ được trả tiền trên các tập phim tham gia và số tiền bạn nhận được sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng diễn xuất mà bạn có.

Thông thường, các diễn viên điện ảnh và truyền hình kiếm được nhiều hơn các diễn viên nhà hát. Tuy nhiên, tất cả phụ thuộc vào danh tiếng, kinh nghiệm và độ nổi tiếng của từng diễn viên. Nếu bạn là một diễn viên thu hút được đông đảo khán giả thì rất có thể bạn sẽ được trả nhiều tiền hơn.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhớ rằng các diễn viên không bao giờ được đảm bảo công việc. Đây không phải là một công việc công sở, với một mức lương, trợ cấp ngày nghỉ và gói phúc lợi. Có thể bạn sẽ kiếm được rất nhiều tiền trong một thời gian ngắn nhưng sau đó có thể bạn không kiếm được gì nhiều. Thu nhập hàng tháng của một diễn viên thường không nhất quán.

Mặc dù vậy, đừng để tất cả những điều này khiến bạn rời xa nghiệp diễn xuất. Nếu bạn trau dồi kỹ năng, có uy tín và thực sự nổi tiếng, bạn có thể kiếm sống một cách dễ dàng. Một số ngôi sao điện ảnh kiếm được hàng triệu đô mỗi năm, thậm chí Johnny Depp đã mua hòn đảo Caribbean cho riêng mình.

Các khóa đào tạo và lộ trình làm diễn viên chuyên nghiệp

Học gì để làm diễn viên?

Nếu muốn tìm việc làm trở thành diễn viên chuyên nghiệp thì chắc chắn là bạn cần được đào tạo. Bạn có thể bắt đầu tham gia các lớp đào tạo bán thời gian và cuối tuần từ khi còn nhỏ ở các nhà văn hóa thiếu nhi. Lớn hơn bạn có thể thi vào các trường trường đại học sân khấu điện ảnh Hà Nội, trường cao đẳng sân khấu điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh… Một số trường công còn có những khóa học được cá nhân hóa về truyền thông, diễn xuất hoặc nghệ thuật thị giác, hoặc kết hợp nghệ thuật với một chuyên môn khác. Còn ở các bậc giáo dục cao hơn và xa hơn thì có những khóa học nghiên cứu sân khấu hoặc kịch nói.

Trường Sylvia Young Theatre School

Ngoài ra còn có những trường chuyên về kịch, chỉ nhận sinh viên trên 18 tuổi thường tổ chức thi tuyển ở nhiều nơi. Tất cả các trường này đều yêu cầu đóng học phí nhưng họ sẽ cung cấp các khóa học định hướng nghề nghiệp việc làm có uy tín và được công nhận trong ngành công nghiệp sáng tạo. Họ có quan hệ rất tốt với các đối tác (agent), giám đốc tuyển vai, công ty sản xuất và đài phát sóng.

Một lựa chọn khác nữa là bằng cấp hoặc khóa ngắn hạn của các hiệp hội chuyên nghiệp, các cơ quan được giải thưởng về bán hàng và tiếp thị. Sẽ có một số khóa dành riêng cho những người vừa bắt đầu sự nghiệp diễn xuất.

Lộ trình tốt nhất cho diễn viên

Không có tuyến đường cụ thể nào cho bạn trong sự nghiệp làm diễn viên chuyên nghiệp. Bạn có thể bắt đầu tìm việc làm trong nhà hát với nghề quản lý sân khấu trước khi tiến sang vai trò diễn xuất.

Môt lựa chọn khác là cố gắng thành công khi thi tuyển các chương trình quảng cáo trên TV, đài phát thành hay loạt kịch truyền hình, thi tuyển diễn viên điện ảnh, tìm công việc và gây dựng danh tiếng nhờ xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đó.

Bạn cũng sẽ có nhiều cơ hội hơn nếu tham gia các cuộc thi như Triển vọng điện ảnh. Ngoài ra, cũng có một số người mẫu hoặc ca sĩ cũng đã đạt được một số thành công nhất định trong nghề diễn xuất. Và đây cũng là con đường để bạn có thể bước vào nghề.

Dù đi theo con đường nào thì vẫn có một số bước chính mà bạn cần phải thực hiện:

  • Tham gia các khóa đào tạo cơ bản: Mặc dù giáo dục chính quy là không bắt buộc (nhiều diễn viên nổi tiếng nhất hiện nay hầu như không được đào tạo diễn xuất chuyên nghiệp), nhưng nó có thể giúp bạn khác biệt hơn trong các cuộc thi. Ngay cả khi bạn đã gia nhập thành công vào ngành, bạn nên đặt mục tiêu liên tục phát triển và cải thiện kỹ năng diễn xuất của mình thông qua các bậc tiền bối trong ngành nghề.

Quảng bá bản thân:Nếu bạn chỉ mới bắt đầu, bạn sẽ cần dành nhiều thời gian tiếp thị bản thân để nhận được vai bằng các ý tưởng sau:

– Giới thiệu về các kỹ năng của bản thân: bạn nên tập trung vào đào tạo và kỹ năng của mình (như cưỡi ngựa, lái xe, giọng nói, hát, thông thạo ngoại ngữ và khả năng thực hiện các pha nguy hiểm nhất định.

– Tìm một công ty để đầu quân:

Khi tìm kiếm một công ty, hãy cố tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực mà bạn hy vọng sẽ giúp bạn tạo ra các bước đột phá và cẩn thận với bất kỳ công ty nào yêu cầu bạn trả tiền cho các dịch vụ của  họ trước. Hơn nữa, đừng dành thời gian và sức lực để tìm kiếm các công ty mà bạn phải diễn xuất quá nhiều, bởi điều đó có nghĩa là có thể bạn sẽ không được trả mức lương xứng đáng.

– Chuẩn bị một đoạn phim giới thiệu: Về cơ bản, đây là một đoạn phim về tác phẩm hay nhất của bạn thường dài khoảng 1,5 phút. (Nếu bạn không có bất cứ điều gì để thể hiện, hãy xem xét việc quay một đoạn độc thoại hoặc diễn cùng với ai khác.

– Ở một khía cạnh khác, đừng chờ đợi để được khám phá bởi giám đốc hoặc nhà sản xuất. Cơ hội đó có thể là khá mong manh, do đó, điều cần thiết là bạn phải nỗ lực.

Đường vào nghề và các loại công việc của diễn viên

Bạn yêu thích nghề diễn viên? Nếu bạn thấy mình có khả năng tập trung, quyết đoán và đã sẵn sàng dấn thân vào công việc, dĩ nhiên là ý định của bạn hoàn toàn khả thi.

Không chỉ vậy, bạn còn muốn trở thành ngôi sao loại A có mặt trong các bộ phim doanh thu hàng triệu đô la? Ước muốn mà bất kỳ diễn viên nào cũng khát khao vươn tới này không phải là chuyện dễ dàng. Có rất nhiều diễn viên sống thoải mái hoặc dư dả trên sân khấu và truyền thanh mà không cần xuất hiện trong bộ phim nào.

Nói về vai trò chính trong công việc của người diễn viên, về cơ bản, vai trò của diễn viên là truyền tải một nhân vật hay các tình huống thông qua các cử động, ngôn ngữ cơ thể và lời nói tới khán giả. Thông thường việc này được thực hiện bằng cách diễn giải tác phẩm của biên kịch dưới sự chỉ đạo, hỗ trợ của đạo diễn phim hay đạo diễn sân khấu.

Nói về loại công việc mà bạn kỳ vọng trong nghề này, có sự khác biệt lớn giữa nghề diễn trong các loại hình truyền thanh, phim, sân khấu cộng đồng, sân khấu cổ điển, nhạc kịch. Ngoài ra công việc của diễn viên cũng cần bạn tới trường để được đào tạo.

Trong sự nghiệp của người diễn viên sẽ có những thời kỳ dành cho công việc khác, đặc biệt là trong giai đoạn đầu tiên nghề này mới hình thành, mật độ thường xuyên của công việc không cao. Trong bối cảnh đó, nhiều người sẽ nhận các loại công việc bán thời gian khác cho phép họ linh hoạt để có thể tham gia thi tuyển và tập dợt khi cần thiết.

Nói về công việc của một diễn viên bình thường, sự nghiệp của họ không chỉ có việc diễn xuất. Phần nhiêu thời gian là dành cho các công việc “ở giữa” khi không có giờ tập luyện hay công diễn. Trong một số trường hợp khác (tỉ lệ lên tới 80%) là họ đang chuẩn bị hoặc nghiên cứu cho một vai nào đó.

Các vai trò của người diễn viên thường bao gồm:

  • Kết nối và tìm việc
  • Chuẩn bị và tham gia thi tuyển
  • Liên lạc với người đại diện
  • Sau khi đảm bảo vai diễn, diễn viên nghiên cứu kịch bản để tìm hiểu về nhân vật và ghi nhớ các phần kịch bản. Đôi khi các kịch bản thay đổi trong các buổi tập, và các diễn viên phải ghi nhớ lời thoại mới. Một số phần có thể yêu cầu diễn viên hát, nhảy hoặc thực hiện các pha nguy hiểm.
  • Thuyết minh cho sách nói hoặc quảng cáo
  • Các công việc tiếp thị và xúc tiến
  • Làm việc trên TV, phim với vai chính, vai phụ hoặc 1 vai nhỏ
  • Các vở kịch truyền thanh

Xúc tiến nhà hát cộng đồng-community theatre. (Community theatre ở Anh là nhà hát của những người nghiệp dư, còn được gọi là sân khấu hay kịch nghệ nghiệp dư).

Đường nào để vào nghề diễn xuất?

Đây quả là câu hỏi đáng giá một triệu đôla, nhưng bạn phải biết một điều quan trọng là nghề diễn viên không chỉ có một lối vào. Yếu tố quan trọng nhất để thường xuyên có việc là kinh nghiệm. Khi bạn chưa có kinh nghiệm, mọi thứ phụ thuộc vào tài năng, sự chăm chỉ, quyết tâm cao và một chút may mắn. Nếu bạn đang tìm kiếm lối đi để bắt đầu, gia nhập một nhóm kịch nghiệp dư địa phương để có được những kỹ năng sống và kinh nghiệm là một ý tưởng cho bạn. Nhiều diễn viên nổi tiếng hiện nay đều đã bắt đầu nghề diễn bằng cách làm việc trong nhóm giải trí cho các phòng trà, sân khấu nhỏ, số khác tham gia nhà hát địa phương chỉ để có tất cả mọi kinh nghiệm quan trọng.

Ngoài ra các khóa học tại các trường cao đẳng hoặc đại học nghệ thuật sẽ cung cấp cho bạn kiến thức vững vàng về cách thức hoạt động của ngành kinh doanh giải trí. Một cách khác khó hơn là giành được một suất vào các trường chuyên về múa và biểu diễn. Tóm lại, đơn giản là bạn phải cố gắng có mặt đúng nơi và đúng lúc.

Trở thành một người tốt cũng quan trọng như là một diễn viên giỏi. Nếu bạn thực sự sẽ dành cả cuộc đời của mình với tư cách là một diễn viên, thì thực tế là năm đầu tiên hoặc hai năm khó khăn là một giọt nước trong thùng. Phải mất thời gian để xây dựng danh tiếng và bạn phải có sự kiên trì để có thể vững bước trên con đường này.

 

Nghề diễn viên ở Anh – Học tập, thu nhập và người đại diện

Học tập

 Không giống như cac ngành nghề khác, không có loại hình đào tạo nào có thể mang đến cho các tất cả các kỹ năng cần thiết cho nghề diễn. Thay vào đó, bạn sẽ phát triển những kỹ năng cần cho công việc “ngay tại chỗ” thông qua các vai diễn khác nhau. Trải nghiệm này sẽ giúp bạn làm dày CV để được nhận vào kỳ dự tuyển diễn viên tiếp theo.

 Cũng có nhiều diễn viên đầu tư học hát, múa hoặc phương pháp diễn xuất nhưng không chắc là nhà tuyển dụng sẽ chi tiền cho bạn tham gia các khóa đào tạo này. Trong một số trường hợp khác, học một kỹ năng mới là điều bắt buộc với diễn viên cho vai diễn đó. Họ sẽ được đào tạo bởi gia sư do đạo diễn sắp xếp.

 Thu nhập

Nếu là thành viên của Equity (liên đoàn diễn viên và các nghệ sĩ sáng tạo khác ở Vương quốc Anh), tổ chức này có thể giúp bạn đàm phán mức lương tối thiểu. Thông thường thu nhập tối thiểu hàng tuần của một diễn viên lưu diễn trên sân khấu ở Anh là 372 bảng/tuần (gần 11 triệu đồng Việt Nam). Các diễn viên còn có thể yêu cầu trợ cấp sinh kế nếu họ phải chuyển chỗ ở trong thời kỳ lưu diễn. Lương tối thiểu các diễn viên xuất hiện ở West End còn cao hơn, họ có thể yêu cầu đến 470 bảng/tuần (gần 14 triệu đồng). Không có số liệu lương tối thiểu cho diễn viên truyền thanh, truyền hình, phim và thu nhập của họ trong các loại hình này có thể chênh nhau rất lớn.

(West End ở đây chỉ các chương trình nghệ thuật ở nhà hát West End, khu nhà hát lớn có lịch sử hàng trăm năm gồm các nhà hát chuyên nghiệp “Theatreland” ở trong và xung quanh khu West End phía Tây London. Nhà hát West End là khu vực nhà hát lớn nhất thế giới và luôn được xem là đại diện cho nhà hát thương mại cấp độ cao nhất trong thế giới nói tiếng Anh cùng với nhà hát Broadway ở New York)

 Người đại diện

Nhiều diễn viên ký hợp đồng với một người đại diện hay còn gọi là người quản lý. Công việc của người đại diện là làm tất cả những việc chạy đua với thông tin để xúc tiến hình ảnh mà bạn phải tự làm nếu không có họ.Thông thường người đại diện sẽ tính phí từ 10-25% khi tìm việc cho bạn. Chất lượng các đại diện có sự khác biệt đáng kể. Một đại diện tốt sẽ làm cho công việc của bạn dễ hơn gấp 10 lần, và những hợp đồng phù hợp sẽ thúc đẩy bạn đi tới thời kỳ vàng trong sự nghiệp. Ngược lại, bạn sẽ mất đi một khoảng phần trăm nhất định trong thu nhập khi chọn phải một đại diện tồi.

Tóm lại, trong thực tế rất hiếm người trở nên đặc biệt giàu có chỉ nhờ diễn xuất, và kinh nghiệm cộng tài năng không nhất thiết phản ánh mức thu nhập. Trong ngành này giờ làm việc có thể không theo giờ giấc chung trong xã hội, đi kèm với việc bắt đầu sớm và kết thúc muộn. Tuy nhiên, nghề diễn có thể là một sự nghiệp thỏa mãn và khác biệt. Và những người đã lựa chọn trở thành một diễn viên thật sự thường không bao giờ tiếc nuối điều đó bất chấp mọi thách thức mà công việc mang đến cho họ.