Procurement Manager Là Gì? Công Việc Của Procurement Manager

Đối với các công ty sản xuất thì công việc thu mua nguyên vật liệu đầu vào đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất, chất lượng và giá thành sản phẩm đầu ra. Vì thế để kiểm soát, quản lý toàn bộ hoạt động mua hàng thì các công ty đều cần đến vị trí Procurement manager. Vậy để hiểu thêm Procurement manager là gì và công việc cụ thể của họ là những gì thì chúng ta cùng nhau đọc bài viết sau.

  1. Procurement Manager là gì trong công ty?

Procurement Manager là thuật ngữ tiếng Anh muốn nói đến vị trí quản lý mua hàng trong công ty hiện nay. Nói một cách dễ hiểu thì với các công ty hay các tổ chức thì Procurement Manager đảm nhận các công việc liên quan đến việc quản lý chi tiêu, thu mua các nguyên vật liệu, trang thiết bị cần thiết nhằm phục vụ cho các mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Vị trí quản lý thu mua trong công ty giữ vai trò quan trọng vì họ là người quản lý và đưa ra các quyết định về số lượng, chất lượng đầu vào và lựa chọn các nhà cung cấp đảm bảo giá thành phù hợp, đạt được những tiêu chuẩn mà công ty đề ra. Procurement Manager là người đứng ra đàm phán với các nhà cung ứng nguyên liệu, vật tư, máy móc…về giá cả của sản phẩm, điều kiện chất lượng,…làm sao để có thể đi đến thỏa thuận mua hàng với chi phí thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất của sản phẩm hiện nay.

  1. Những công việc của một Procurement Manager là gì?

Là một quản lý mua hàng thì sẽ có rất nhiều công việc, vấn đề mà bạn cần phải chịu trách nhiệm thực hiện và xử lý bao gồm những việc sau:

Quản lý mua hàng đảm nhiệm việc lập kế hoạch và xây dựng chiến lược mua hàng cho công ty và toàn bộ phận mua hàng trong công ty hiện nay.

Thực hiện các hoạt động và biện pháp cụ thể để duy trì hiệu quả của hoạt động mua hàng nói chung tại doanh nghiệp hiện nay.

Thực hiện việc tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ cho quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh của công ty được hiệu quả nhất hiện nay.

Thực hiện việc đánh giá các nhà cung cấp để đưa ra lựa chọn cuối cùng về một nhà cung cấp phù hợp với doanh nghiệp đảm bảo về cả chất lượng của nguồn cung và giá cả hợp lý.

Ngoài ra, bạn sẽ là người đứng ra tổ chức các buổi đấu thầu để lựa chọn một nhà cung ứng phù hợp với công ty.

Đứng ra đàm phán, thương lượng về giá cả của sản phẩm thu mua, thực hiện ký kết hợp đồng và xây dựng các điều khoản cần thiết trong hợp đồng mua hàng cần có để đảm bảo quyền lợi của chính công ty mình khi hợp tác với bên cung cấp nguồn cung hiện nay.

Thực hiện việc ký kết hợp đồng mua hàng với đối tác và thực hiện các công việc cần thiết trong quá trình đối tác chuyển giao sản phẩm cho doanh nghiệp.

Sau khi nhận được nguyên vật liệu từ nhà cung cấp, quản lý mua hàng sẽ thực hiện công việc giám sát, kiểm tra đối với số lượng hàng đảm bảo đúng chất lượng, đúng thời gian, số lượng hàng hóa theo hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên.

Nếu xảy ra những trường hợp như: sản phẩm giao không đúng số lượng, chất lượng, thời gian theo thỏa thuận thì quản lý mua hàng sẽ là người đứng ra yêu cầu bồi thường hoặc giải quyết các khiếu nại với nhà cung cấp.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần thu thập thông tin và đo lường các số liệu có được để thực hiện đánh giá về hiệu quả của các nhà cung ứng hiện nay để có phương án tiếp tục hợp tác hay lựa chọn nhà cung cấp mới.

Thực hiện việc kiểm tra lượng hàng tồn kho để lên lịch trình thu mua hợp lý nhằm đảm bảo luôn cung ứng đầy đủ nguồn nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất được hiệu quả và không bị gián đoạn.

Bài viết trên hy vọng sẽ giúp bạn hình dung được Procurement manager là gì và những công việc cần thực hiện khi bạn trở thành quản lý mua hàng. Nếu bạn có định hướng sẽ theo đuổi công việc này thì hãy trau dồi cho mình những kiến thức liên quan đến việc mua hàng, tìm kiếm nhà cung cấp và cả những kỹ năng đàm phán, lên kế hoạch,… bạn nhé!

Chuyên Viên Kinh Doanh Là Gì? Công Việc Của Chuyên Viên Kinh Doanh

Bạn là một người có đam mê trong lĩnh vực kinh doanh nhưng không biết rõ về chuyên viên kinh doanh là gì? Họ cần có những kỹ năng và kiến thức cần thiết gì. Những thắc mắc và những câu hỏi đó của bạn sẽ được trả lời một cách chính xác và rõ ràng nhất qua bài viết sau đây.

  1. Khái niệm

Chuyên viên kinh doanh là những người chuyên làm trong các lĩnh vực đề ra chiến lược thúc đẩy gia tăng doanh thu, thúc đẩy khả năng bán nhanh sản phẩm nhằm tạo ra lợi nhuận. Là những người làm việc trong các bộ phận quản lý, tiếp thị và môi giới.

Chuyên viên kinh doanh là một trong những ngành nghề cạnh tranh cực kỳ khốc liệt và cần rất nhiều nguồn nhân lực. Vì môi trường làm việc cạnh tranh gay gắt nên nhân sự trong ngành này thay đổi liên tục. Do đó mà bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định theo đuổi ngành nghề này.

  1. Những lợi ích mà nghề chuyên viên kinh doanh đem lại

Chuyên viên kinh doanh là ngành nghề trao đổi và giao tiếp trực tiếp, thường xuyên với khách hàng. Nhờ đó mà bạn có thể tự cải thiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, xử lý tình huống nhanh chóng.

Vì là người nắm giữ vai trò tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp nên tiềm năng thăng tiến của bạn rất cao, một khi bạn đạt được mục tiêu doanh thu mà công ty đề ra thì việc mua một căn nhà hay chiếc xe đối với bạn là rất dễ dàng cũng đồng nghĩa với việc mức lương bạn nhận được không hề thấp. Mức lương thấp nhất mà một chuyên viên kinh doanh đạt được mục tiêu hiện nay cũng từ 20 triệu trở lên. Do đó đây là ngành nghề mà bạn không phải lo lắng về lương bổng.

Mặt khác, là một chuyên viên kinh doanh bạn cần phải chuẩn bị cho mình kiến thức chuyên sâu, hiểu biết rõ về tình trạng sản phẩm, thường xuyên cập nhật tin tức về sản phẩm trên thị trường, nắm bắt được tình hình của sản phẩm cạnh tranh. Tự rèn luyện cho mình khả năng thuyết phục khách hàng, hiểu tâm lý khách hàng đang muốn gì để từ đó có cách tư vấn hợp lý.

  1. Các công việc chính mà một chuyên viên kinh doanh cần làm

Tìm kiếm, xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng: Đối với một khách hàng lớn, có tiềm năng làm ăn lâu dài với công ty, là một chuyên viên kinh doanh bạn có trách nhiệm và nghĩa vụ thường xuyên hỏi han, chăm sóc khách hàng, cố gắng duy trì và giữ ấn tượng đẹp với khách hàng. Để làm được điều này thì bạn cần phải kiên trì và bỏ ra nhiều thời gian.

Sáng tạo, đổi mới các chiến lược phát triển sản phẩm, phát triển kinh doanh: Để cho quản lý thấy được tư duy và tiềm năng phát triển của bạn thì bạn cần đưa ra một số đóng góp về chiến lược phát triển kinh doanh cho công ty. Chuyên viên kinh doanh đồng thời cũng phải bảo vệ và thuyết phục cấp trên của mình về kế hoạch mà mình đưa ra. Do đó mỗi một nhân viên kinh doanh cũng nên rèn luyện cho mình kỹ năng thuyết phục và trình bày trước đám đông.

Liên kết với các phòng ban khác trong công ty để hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất: Việc liên kết với các bộ phận khác giúp luồng thông tin trở nên nhanh chóng và linh động hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất. Ví dụ như chuyên viên kinh doanh cần làm việc với các bộ phận kho hàng để xác nhận lượng hàng hóa còn lại trong kho bao nhiêu, làm việc với bộ phận kế toán để làm một số các giấy tờ cần thiết hay làm việc với bộ phận hậu cần để biết các thông tin liên quan về hàng hóa.

Cập nhật tin tức thị trường, tiếp nhận và xử lý khiếu nại từ khách hàng.

Báo cáo tiến độ, tình hình kinh doanh thường xuyên lên cấp trên.

Trên đây là một số kỹ năng cũng như công việc hàng ngày của một chuyên viên kinh doanh, hy vọng qua bài viết trên bạn có thế hiểu được chuyên viên kinh doanh là gì, từ đó chuẩn bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết nhất để sau này có thể trở thành một chuyên viên kinh doanh xuất sắc.

Bảo hiểm là gì? Những vấn đề xoay quanh bảo hiểm bạn cần biết

Đã từ lâu, vấn đề tham gia bảo hiểm luôn là đề tài được rất nhiều người dành sự quan tâm đặc biệt. Bảo hiểm có tính hỗ trợ và gắn liền với đời sống tinh thần vật chất cho người sử dụng. Vậy bạn đã biết bảo hiểm là gì hay chưa?

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm bảo hiểm là gì? Và những vấn đề liên quan đến việc sử dụng bảo hiểm một cách cụ thể nhất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết. Hy vọng đó sẽ là những thông tin hữu ích nhất dành cho bạn.

Bảo hiểm là gì?

Bảo hiểm được hiểu đơn giản là việc trao quyền lợi của mình cho một bên thứ 3. Thông qua đó, bạn sẽ có quyền hưởng được những lợi ích đặc biệt về sức khỏe, tài chính bằng việc hưởng những trợ cấp từ bảo hiểm. Khoảng trợ cấp này có thể được chi trả từ một tổ chức nhất định.

Tổ chức này có nghĩa vụ và trách nhiệm chịu mọi rủi ro và đền bù những thiệt hại mà bạn gây ra. Họ chi trả những khoảng tài chính cho bạn theo phương pháp thống kê phổ biến.

Các hình thức bảo hiểm cụ thể

Bảo hiểm bắt buộc: Đây là loại hình bảo hiểm do pháp luật yêu cầu thực hiện. Theo đó, thì những điều kiện đóng bảo hiểm, mức phí bắt buộc và hình thức tham gia sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện.

Các loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với chủ phương tiện xe cơ giới. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự với các đơn vị vận chuyển hàng không đối với khách hàng. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với những người hoạt động và làm việc trong giới tư pháp. Bên cạnh đó, còn có bảo hiểm nghề nghiệp dành cho các doanh nghiệp là công việc môi giới bảo hiểm.

Thêm vào đó, là các loại bảo hiểm quen thuộc như bảo hiểm cháy nổ, Bảo hiểm y tế mang tính chất bắt buộc, hoặc các loại bảo hiểm xã hội mang tính bắt buộc. Tất cả còn lại là bảo hiểm mang tính chất tự nguyện.

Bảo hiểm tự nguyện

Đây là loại hình bảo hiểm mà người đóng bảo hiểm có quyền được lựa chọn đâu mới là loại bảo hiểm phù hợp với mình. Người đóng bảo hiểm có quyền lựa chọn công ty bảo hiểm mình muốn, các sản phẩm bảo hiểm và cả mức phí cũng như quyền lợi tham gia bảo hiểm.

Bảo hiểm khác

Ngoài hai loại bảo hiểm chính là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện. Trên thị trường vẫn còn hai loại bảo hiểm khác đó chính là bảo hiểm dân thương mại và Nhà nước. Đây là loại bảo hiểm hướng đến mục tiêu chính chính là bảo hiểm dành cho con người hay tài sản, bao gồm tài sản trách nhiệm nhân sự.

Hình thức bán bảo hiểm như thế nào?

Đa phần, các loại bảo hiểm trên thị trường hiện nay đều có hình thức triển khai chung đó chính là bán trực tiếp thông qua các doanh nghiệp bảo hiểm. Hoặc cũng có thể bán thông qua các cơ quan có quyền quản lý của Nhà Nước.

Theo đó, thì từng công ty bảo hiểm sẽ có cách bán hình thức bảo hiểm đa dạng khác nhau. Ví dụ cụ thể, công ty bảo hiểm nhân thọ sẽ bán những sản phẩm nhân thọ. Còn những công ty bán bảo hiểm của ô tô, nhà đất, du lịch, gọi là bán bảo hiểm phi nhân thọ.

Ngoài ra, các cơ quan bán bảo hiểm ở Việt Nam sẽ có những chế độ chính sách bán bảo hiểm khác nhau. Có cả bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế, hoặc bảo hiểm xã hội.

Quyền lợi tham gia bảo hiểm

Có rất nhiều quyền lợi cơ bản khi tham gia bảo hiểm mà bạn có thể biết đến như: Quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản, quyền nuôi dưỡng, quyền chiếm hữu…

Theo đó, người mua bảo hiểm sẽ trực tiếp liên hệ với người bán bảo hiểm, lợi ích của đôi bên sẽ được pháp luật bảo vệ. Đó là quyền lợi của chủ sở hữu, quyền và nghĩa vụ theo trách nhiệm quyền lợi dân sự theo quy định của Nhà Nước quy định cụ thể.

Các loại bảo hiểm bạn nên mua hiện nay

Để đề phòng những rủi ro trong cuộc sống, bạn cần phải dự phòng những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Mua bảo hiểm chính là giải pháp an toàn nhất mà bạn cần trang bị cho gia đình, và bản thân. Một số loại bảo hiểm cần mua hiện nay, bao gồm:

Bảo hiểm y tế

Đây là loại bảo hiểm do Nhà Nước hỗ trợ hướng đến mục đích giảm gánh nặng chi phí cho người chữa bệnh có điều kiện kinh tế thấp. Khi tham gia bảo hiểm bạn sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế, để khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế trực thuộc Nhà Nước.

Bảo hiểm nhân thọ

Một trong những loại bảo hiểm khá phổ biến hiện nay, có thể nói đây là loại hình bảo hiểm được đầu tư lâu dài. Mục đích hỗ trợ tài chính cho những rủi ro đau ốm, thương tật, không có điều kiện trang trãi kinh tế.

Bảo hiểm xã hội

Có hai loại bảo hiểm xã hội là bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc. Hầu hết những người đến tuổi lao động đều phải thực hiện đóng bảo hiểm xã hội. Nếu người lao động bị giảm thu nhập, tai nạn lao động sẽ được bảo hiểm hỗ trợ.

Trên đây, là những thông tin cơ bản liên quan đến câu hỏi “Bảo hiểm là gì?” Mong rằng, bạn sẽ có những kiến thức hữu ích từ bài viết này và ứng dụng vào cuộc sống thực tế. Chúc bạn thành công!

Google Cloud Platform Là Gì? Các Sản Phẩm Của Google Cloud Platform

Hiện nay các nước trên Thế giới đã và đang bước vào thời đại công nghệ 4.0 và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các bạn trẻ hiện nay dường như đều biết sử dụng công nghệ, ai cũng đã từng sử dụng các dịch vụ của google. Vậy các bạn có biết công cụ Google Cloud Platform là gì không. Google Cloud Platform hiện nay đã và đang trở thành xu hướng mạnh mẽ, được ứng dụng nhiều trong việc kinh doanh của các công ty, ngày càng trở thành một thành phần quan trọng không thể thiếu của thời đại công nghệ 4.0.

  1. Khái niệm

Google cloud platform (hay còn gọi là điện toán đám mây) là một công cụ của google có chức năng cung cấp các dịch vụ đám mây theo hình thức các module bao gồm lưu trữ, xử lý, phân tích, tính toán một lượng lớn các dữ liệu. Đây được xem như những công cụ quản lý, bảo mật cho người dùng, cung cấp cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ và môi trường máy tính server.

Google cloud platform là nền tảng sử dụng để phục vụ cho việc lưu trữ và xử lý các sản phẩm người dùng cuối của google trên phần cứng, nhằm phục vụ cho các nhà phát triển phần mềm, nhân viên công nghệ, các quản trị viên đám mây,…nghiên cứu phát triển.

Hiện nay google cloud platform đã có mặt ở hơn 52 khu vực tương ứng với 17 quốc gia

Các sản phẩm của google cloud platform

  • Tính toán

Các sản phẩm mà google cloud platform cung cấp để phục vụ cho việc tính toán như App Engine, Compute Engine, Cloud Function, Kubernetes Engine,…Tất cả những sản phẩm này là nền tảng để triển khai và chạy các ứng dụng như Java, PHP, Net, Ruby, Go, Microsoft Windows và Linux.

  • Lưu trữ và cơ sở dữ liệu

Nhằm phục vụ cho việc lưu trữ các dữ liệu phi cấu trúc, các cơ sở dữ liệu dưới dạng dịch vụ, lưu trữ dữ liệu cho máy ảo Compute Engine, lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ được quản lý dựa trên Redis,… google cloud platform đã đưa ra các sản phẩm như cloud storage, cloud SQL, Persistent Disk, Cloud MemoryStore,…

Ngoài ra còn có các sản phẩm như:

Cloud Big Table: Được tạo ra nhằm hỗ trợ cho việc quản lý dịch vụ cơ sở dữ liệu NoQuery.

Dịch vụ cơ sở dữ liệu theo chiều ngang (Cloud Spanner)

Xây dựng cơ sở dữ liệu cho các ứng dụng web và di động như Cloud Datastore.

2.3 AI trên đám mây

Để hỗ trợ cho sự nghiên cứu và phát triển công nghệ hiện nay, google cloud platform đã không ngừng đưa ra các sản phẩm AI trên đám mây như:

Dịch vụ cung cấp dịch vụ quản lý để xây dựng mô hình học máy (Cloud Machine Learning Engine)

Cloud Vision API và Cloud Video Intelligence là hai dịch vụ phân tích hình ảnh và video.

Dịch vụ chuyển đổi qua lại giữa giọng nói và văn bản như: Cloud Speech-to-Text, Cloud Text-to-Speech.

Dịch vụ phân tích giọng nói dựa trên mô hình Google Deep Learning.

Và ngoài ra cũng còn rất nhiều dịch vụ khác như Cloud AutoML, Cloud TPU, Cloud Machine Learning Engine, Cloud Job Discovery, Dialogflow Enterprise,…

  • Nền tảng API

Một số nền tảng cơ bản mà google cloud platform cung cấp như: Nền tảng bản đồ-API Apigee, API Monetization, API Analytics, Apigee Sense, Cloud Endpoints,…Những nền tảng này được cung cấp nhằm phục vụ cho một số việc như tạo mô hình doanh thu, báo cáo, đưa ra những cảnh báo cho quản trị viên về những hành vi API, phục vụ cho các nhà phát triển và quản lý API,…

  1. Một số dịch vụ mà Google Cloud Platform cung cấp

IoT, Hadoop, Apache là các dịch vụ hỗ trợ cho việc xử lý và tiêu thụ dữ liệu nhanh chóng và thuận lợi từ các thiết bị.

Google Cloud Dataflow: Là dịch vụ hỗ trợ cho việc phân tích các dữ liệu được cung cấp và xử lý theo thời gian thực.

Google BigQuery có chức năng truy vấn dữ liệu, lưu trữ dữ liệu ở kích thước nhỏ có thể lên đến terabyte.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin về Google Cloud Platform là gì, các dịch vụ và các sản phẩm mà Google Cloud Platform cung cấp. Qua đó hy vọng bạn có thể có cái nhìn sâu rộng hơn về Google Cloud Platform. Thời đại công nghệ đang trên đà phát triển vì vậy hãy cố gắng tìm hiểu, học tập để có thể phát triển bản thân một cách tốt nhất nhé!

 

Ngoại Thương Là Gì? Học Ngành Ngoại Thương Ra Trường Làm Gì?

Với xu thế hội nhập và phát triển hiện nay của nền kinh tế Việt Nam mà các ngành liên quan đến kinh tế quốc tế ngày càng được quan tâm nhiều hơn từ các bạn trẻ. Ví dụ một số ngành như kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, kinh doanh thương mại,… trong đó không thể không có ngành ngoại thương. Vậy ngoại thương là gì, học ngoại thương ra trường sẽ làm gì, mức lương ra sao,… Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn.

  1. Khái niệm ngoại thương

Ngoại thương là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng đưa ngành kinh tế Việt Nam phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập. Không những phát triển trong nước mà nền kinh tế Việt Nam còn thâm nhập ra thị trường nước ngoài cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, gia nhập vào nước ta.

Hay có thể hiểu đơn giản hơn, ngoại thương là hoạt động thương mại vượt qua ranh giới của một đất nước. Tập hợp các hoạt động kinh tế, trao đổi, buôn bán, hàng hóa, dịch vụ giữa các công ty với nhau vượt qua phạm vi một lãnh thổ thì gọi là ngoại thương. Ngoại thương bao gồm các hoạt động liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu.

  1. Học ngoại thương sẽ học được những gì?

Sinh viên học ngành ngoại thương sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế, luật kinh doanh, hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu,… nhằm phục vụ cho việc kinh doanh, buôn bán, trao đổi hàng hóa với các công ty nước ngoài. Sinh viên sẽ được đào tạo các kỹ năng như đàm phán giá cả, đánh giá nhà cung cấp, dự báo tình hình thị trường, thẩm định hợp đồng kinh doanh, điều phối và phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu, quản lý và  giải quyết các rủi ro, phàn nàn từ khách hàng,…

  1. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngoại thương sau khi ra trường

Vì là một ngành đang ngày càng phát triển và được nhiều bạn trẻ quan tâm cùng với việc Chính phủ đã đẩy mạnh chủ trương hội nhập kinh tế thế giới, gia nhập WTO, APEC, đặc biệt trong những năm gần đây các doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng vào Việt Nam kinh doanh, xây dựng nhà máy,… nên cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngoại thương có thể nói là nhiều vô số.

Tuy cơ hội việc làm rất nhiều nhưng khả năng cạnh tranh giữa các ứng viên cũng rất cao vì đây là ngành học được các bạn trẻ rất yêu thích. Vì vậy ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì các bạn cần rèn luyện cho mình các kỹ năng bổ trợ khác như: Kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục người khác,… Đồng thời phải trau dồi và nắm vững tất cả các kiến thức chuyên ngành, như vậy sẽ giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các bạn và đương nhiên việc kiếm được một vị trí công việc tốt cũng như mức lương hấp dẫn là điều không quá khó.

Những công việc mà các bạn sinh viên học ngành ngoại thương có thể làm như: Nhân viên chứng từ, khai báo hải quan, nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, nhân viên làm việc trong các công ty sản xuất hàng hóa, các hãng tàu, cảng biển, nhân viên bảo hiểm hàng hóa, chuyên viên tại các ngân hàng, làm việc trong các công ty thương mại, xuất nhập khẩu hoặc cũng có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước liên quan đến lĩnh vực ngoại thương và xuất nhập khẩu.

Như vậy ngoại thương là ngành học có cơ hội việc làm rất lớn cũng như mức lương khá ổn định, tuy nhiên đừng vì vậy mà bạn trở nên chủ quan. Bất kỳ ngành nghề nào cũng đều có những khó khăn và yêu cầu riêng, nếu bạn không cố gắng học tập và rèn luyện kỹ năng thì dù bạn có học ngành nào đi chăng nữa thì cũng sẽ bị tụt lại phía sau.

Qua bài viết trên hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về ngoại thương là gì, những yêu cầu và kỹ năng cần thiết cũng như cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của ngành ngoại thương. Từ đó bạn có thể lên kế hoạch học tập và rèn luyện cho bản thân thật tốt để sau này có được vị trí như mong đợi và trở thành người có ích cho xã hội.

Ngoại Thương Là Gì? Học Ngành Ngoại Thương Ra Trường Làm Gì?

Với xu thế hội nhập và phát triển hiện nay của nền kinh tế Việt Nam mà các ngành liên quan đến kinh tế quốc tế ngày càng được quan tâm nhiều hơn từ các bạn trẻ. Ví dụ một số ngành như kinh doanh quốc tế, thương mại quốc tế, kinh doanh thương mại,… trong đó không thể không có ngành ngoại thương. Vậy ngoại thương là gì, học ngoại thương ra trường sẽ làm gì, mức lương ra sao,… Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn.

  1. Khái niệm ngoại thương

Ngoại thương là một trong những lĩnh vực kinh tế quan trọng đưa ngành kinh tế Việt Nam phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập. Không những phát triển trong nước mà nền kinh tế Việt Nam còn thâm nhập ra thị trường nước ngoài cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, gia nhập vào nước ta.

Hay có thể hiểu đơn giản hơn, ngoại thương là hoạt động thương mại vượt qua ranh giới của một đất nước. Tập hợp các hoạt động kinh tế, trao đổi, buôn bán, hàng hóa, dịch vụ giữa các công ty với nhau vượt qua phạm vi một lãnh thổ thì gọi là ngoại thương. Ngoại thương bao gồm các hoạt động liên quan đến xuất khẩu và nhập khẩu.

  1. Học ngoại thương sẽ học được những gì?

Sinh viên học ngành ngoại thương sẽ được cung cấp đầy đủ các kiến thức liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế, luật kinh doanh, hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu,… nhằm phục vụ cho việc kinh doanh, buôn bán, trao đổi hàng hóa với các công ty nước ngoài. Sinh viên sẽ được đào tạo các kỹ năng như đàm phán giá cả, đánh giá nhà cung cấp, dự báo tình hình thị trường, thẩm định hợp đồng kinh doanh, điều phối và phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu, quản lý và  giải quyết các rủi ro, phàn nàn từ khách hàng,…

  1. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngoại thương sau khi ra trường

Vì là một ngành đang ngày càng phát triển và được nhiều bạn trẻ quan tâm cùng với việc Chính phủ đã đẩy mạnh chủ trương hội nhập kinh tế thế giới, gia nhập WTO, APEC, đặc biệt trong những năm gần đây các doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng vào Việt Nam kinh doanh, xây dựng nhà máy,… nên cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngoại thương có thể nói là nhiều vô số.

Tuy cơ hội việc làm rất nhiều nhưng khả năng cạnh tranh giữa các ứng viên cũng rất cao vì đây là ngành học được các bạn trẻ rất yêu thích. Vì vậy ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì các bạn cần rèn luyện cho mình các kỹ năng bổ trợ khác như: Kỹ năng tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thuyết phục người khác,… Đồng thời phải trau dồi và nắm vững tất cả các kiến thức chuyên ngành, như vậy sẽ giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của các bạn và đương nhiên việc kiếm được một vị trí công việc tốt cũng như mức lương hấp dẫn là điều không quá khó.

Những công việc mà các bạn sinh viên học ngành ngoại thương có thể làm như: Nhân viên chứng từ, khai báo hải quan, nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, nhân viên làm việc trong các công ty sản xuất hàng hóa, các hãng tàu, cảng biển, nhân viên bảo hiểm hàng hóa, chuyên viên tại các ngân hàng, làm việc trong các công ty thương mại, xuất nhập khẩu hoặc cũng có thể làm việc trong các cơ quan nhà nước liên quan đến lĩnh vực ngoại thương và xuất nhập khẩu.

Như vậy ngoại thương là ngành học có cơ hội việc làm rất lớn cũng như mức lương khá ổn định, tuy nhiên đừng vì vậy mà bạn trở nên chủ quan. Bất kỳ ngành nghề nào cũng đều có những khó khăn và yêu cầu riêng, nếu bạn không cố gắng học tập và rèn luyện kỹ năng thì dù bạn có học ngành nào đi chăng nữa thì cũng sẽ bị tụt lại phía sau.

Qua bài viết trên hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về ngoại thương là gì, những yêu cầu và kỹ năng cần thiết cũng như cơ hội nghề nghiệp trong tương lai của ngành ngoại thương. Từ đó bạn có thể lên kế hoạch học tập và rèn luyện cho bản thân thật tốt để sau này có được vị trí như mong đợi và trở thành người có ích cho xã hội.

Thương mại điện tử làm gì? Học ngành thương mại điện tử hiện nay có tốt không?

Kinh tế ngày càng phát triển, con người không chỉ mua sắm hay trao đổi mua bán thông qua các hình thức kinh doanh bình thường. Thay vào đó là sử dụng hình thức thương mại điện tử phổ biến. Điều này, kéo theo việc các ngành học về thương mại điện tử càng tăng. Vậy học thương mại điện tử làm gì?

Công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, và đang ảnh hưởng đến rất nhiều sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Một trong những thay đổi lớn nhất chính là hành vi mua sắm của con người. Mua bán trực tiếp đã không còn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu, mọi người đổ xô các sàn thương mại điện tử để mua hàng hóa. Đây cũng là lý do vì sao ngành học về thương mại điện tử được nhiều người quan tâm. Học ngành thương mại điện tử làm gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này bạn nhé!

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử có thể hiểu đơn giản là hình thức kinh doanh trực tuyến. Các hình thức hoạt động chính là trao đổi mua bán, thanh toán hàng hóa trực tuyến. Thành lập các website bán hàng của cá nhân hoặc doanh nghiệp. Mọi hoạt động đều xảy ra trực tiếp tại các sàn thương mại điện tử. Nói cách khác sàn thương mại điện tử chính là cầu nối online giữa người bán và người tiêu dùng. Ưu điểm, thuận lợi nhanh chóng và đơn giản.

Thương mại điện tử học gì?

Có thể nói đây là ngành học dẫn đầu xu hướng hiện nay, một trong những ngành hot thời đại 4.0. Một số, tập đoàn thương mại điện tử nổi tiếng có thể nhắc đến hiện nay như  Amazon, Ebay, Tiki, Shopee, Lazada…

Có rất nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử như Đại học Kinh Tế, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Quốc Gia….Ngành học này cung cấp cho người học những thông tin đầy đủ về thiết kế website kinh doanh online, quản trị website, Marketing Online và Kinh doanh online…

Việc học thương mại điện tử hiện nay phải đảm bảo cân bằng giữa hai yếu tố là thực hành và lý thuyết. Nhiều trường học cho sinh viên thực hành trực tiếp tại các công ty, doanh nghiệp lớn để mở rộng kiến thức thương mại online. Nhờ đó, mỗi sinh viên có thể giao lưu, học hỏi và đúc kết những kinh nghiệm thực tế để làm quen với môi trường thương mại điện tử và môi trường làm việc trong tương lai.

Hơn nữa, ngoài đào tạo trực tiếp trong nước, nhiều trường Đại học còn tạo điều kiện cho sinh viên có thể ra nước ngoài trao đổi học tập với các giảng viên nước ngoài. Bên cạnh đó, cũng không thể thiếu những kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ và tin học nhất định. Nói chung, sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại điện tử sẽ có cơ hội phát triển bản thân trên tất cả những phương diện một cách toàn diện.

Học thương mại điện tử làm gì?

Học ngành thương mại điện tử hiện nay, rất có nhiều cơ hội phát triển trong cuộc sống hiện nay. Cụ thể như sau:

Bạn có thể trở thành chuyên viên thiết kế website: Bạn sẽ thực hành thiết kế các hệ thống giao diện thương mại điện tử. Xây dựng những liên kết website để bán hàng cho các doanh nghiệp. Cơ hội phát triển đa dạng, làm việc tại doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Chuyên viên bảo trì dự án liên quan đến mảng công nghệ thông tin. Cơ hội phát triển ngành nghề này cũng rất đa dạng. Bất kỳ công ty nào phát triển lĩnh vực công nghệ hay thương mại điện tử bạn đều có thể làm việc.

Cơ hội trở thành chuyên viên Marketing Online tại các công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Bạn có thể làm việc bộ phận như phòng nghiệp vụ kinh doanh, phòng kế hoạch tổng hợp. Hoặc cũng có thể là phòng công nghệ thông tin, điều hướng và đưa ra những giải pháp công nghệ thích hợp để phát triển lĩnh vực thương mại điện tử.

Chuyên viên tư vấn dự án, hoạch định kế hoạch phát triển mảng công nghệ thông tin

Trở thành chuyên viên tư vấn cho các công ty, doanh nghiệp nâng cấp sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử hiện nay.

Hoặc trở thành cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các Trường Đại học, Viện, Bộ môn về lĩnh vực thương mại điện tử.

Hy vọng, thông qua bài viết này, bạn đã có những thông tin mang tính khái quát hơn về câu hỏi “Thương mại điện tử làm gì”. Qua đó, bạn có thể đưa ra những nhận thức khách quan hơn về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai một cách chính xác nhất. Chúc bạn thành công!

Giải Đáp Thắc Mắc Nghỉ Phép Tiếng Anh Là Gì?

Nếu bạn đang làm việc cho công ty nước ngoài thì mọi hoạt động giao tiếp, giấy tờ đều cần sử dụng tiếng Anh. Và trong quá trình làm việc, cũng sẽ có lúc bạn bạn cần xin nghỉ phép vì lý do nào đó, lúc này bạn sẽ phải viết đơn xin nghỉ bằng tiếng Anh. Vậy nếu bạn vẫn chưa biết nghỉ phép tiếng Anh là gì và tại sao cần dùng nghỉ phép tiếng Anh thì hãy cùng đọc bài viết sau đây.

  1. Nghỉ phép tiếng Anh nghĩa là gì?

Đơn xin nghỉ phép tiếng Anh còn có tên là “Leave of Absence Letter” đây là một loại đơn xin nghỉ phép mà nhân viên gửi lên cấp trên hay ban lãnh đạo trong doanh nghiệp dưới hình thức ngôn ngữ là tiếng Anh. Thông thường tại các công ty có sếp là người nước ngoài thì nhân viên sẽ phải sử dụng đơn này nếu có nhu cầu muốn xin nghỉ phép vì lý do cá nhân hay công việc nào đó.

Dù là tiếng Anh hay tiếng Việt thì đơn xin nghỉ phép của bạn cũng phải nêu ra được những nội dung cần thiết như: Lý do xin nghỉ, thời gian nghỉ phép,… tùy vào mong muốn của mình mà bạn sẽ có cách lựa chọn từ ngữ để diễn tả một cách phù hợp và dễ hiểu nhất. Bạn có thể tham khảo một số mẫu câu khác nhau về cách trình bày cho việc nghỉ phép như sau:

Các từ như là: Vacation, furlough, leave hoặc to be on holiday đều có chung nghĩa là nghỉ phép.

Các mẫu câu hỏi về thời gian như: “How long did your leave last?” có nghĩa là thời gian nghỉ phép của bạn kéo dài bao lâu, hoặc bạn sẽ gặp câu “How long was your leave?” thì nó cũng có nghĩa tương tự là thời gian nghỉ phép của bạn là bao lâu?

Nếu bạn muốn xin nghĩ phép 2 tuần thì có thể dùng câu sau đây “To take two weeks’leave”. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng câu “Every year is entitled to a number of days’leave” được hiểu là mỗi năm được nghỉ phép một số ngày.

Tùy vào từng lý do khác nhau mà bạn sẽ lựa chọn những mẫu câu, thuật ngữ tiếng Anh một cách khéo léo và bạn cũng cần có khả năng ứng biến trước nhiều tình huống thì khả năng được nghỉ phép sẽ cao hơn.

  1. Tác dụng của đơn nghỉ phép tiếng Anh

2.1 Tác dụng của đơn xin nghỉ phép đối với người lao động

Trong suốt thời gian đi làm, chắc chắn sẽ có lúc chúng ta bận rộn công việc riêng, gia đình, đau ốm, những việc đột xuất,… thì chúng ta đều phải cần đến đơn xin nghỉ phép để xin nghỉ làm trong một khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, việc bạn sử dụng đơn xin nghỉ phép tiếng Anh tại công ty nước ngoài cũng thể hiện ở bạn một phong cách làm việc chuyên nghiệp, sự tôn trọng và có trách nhiệm với công việc.

Khi bạn trình đơn xin nghỉ phép thì cấp trên sẽ xem xét và phê duyệt theo đúng quy trình một cách nhanh chóng nếu như bạn có lý do hợp lý. Và khi bạn nghỉ phép đúng theo quy định của doanh nghiệp thì ở một số công ty bạn sẽ vẫn được tính lương như bình thường.

2.2 Tác dụng của đơn xin nghỉ phép đối với doanh nghiệp

Việc nhân viên tự giác làm đơn xin nghỉ phép tiếng Anh theo đúng quy trình sẽ tạo dựng được cho các doanh nghiệp một môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả bởi bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần đến những nhân viên luôn thực hiện theo đúng quy định và quy trình về đi làm cũng như nghỉ phép mà họ đã đưa ra.

Ngoài ra, một lợi ích khác của đơn xin nghỉ phép là yếu tố giúp cho công ty có thể làm căn cứ xử lý các trường hợp xin nghỉ phép một cách rõ ràng, minh bạch nhất đảm bảo được nhân viên nghỉ phép một cách hợp lệ. Và dựa vào đơn này mà doanh nghiệp sẽ có kế hoạch sắp xếp công việc phù hợp, không làm ảnh hưởng đến tiến độ và sự phát triển của tổ chức.

Bài viết trên chắc rằng đã giúp bạn hiểu được nghỉ phép tiếng Anh là gì cũng như thấy rõ được những tác dụng mà đơn xin nghỉ phép tiếng Anh mang lại cho nhân viên và cả doanh nghiệp. Do đó bạn có thể tham khảo những mẫu câu cơ bản cho mình nếu cần dùng đến đơn xin nghỉ phép tiếng Anh.

 

File mềm là gì? Các định dạng của file mềm

Khi làm việc với máy tính, chúng ta thường nghe nhiều về file mềm và file cứng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ và phân biệt được hai khái niệm này nên thường dẫn đến việc nhầm lẫn giữa hai loại file. Vậy file mềm là gì? File mềm gồm có những định dạng nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết bên dưới.

File mềm là gì?

File mềm là những tệp tài liệu được tạo ra để lưu trữ trong những thiết bị khác nhau như laptop, máy tính, usb. Những file này thường bao gồm các loại định dạng  như tệp văn bản, tệp ảnh, tệp nhạc… File mềm có thể chứa dữ liệu hoặc không chứa dữ liệu.

Một số những định dạng của file mềm

File word

Word là một phần mềm để soạn thảo văn bản phổ biến trên máy tính. Khi bạn muốn chuẩn bị một tài liệu mới cho công việc của mình thì bước đầu tiên hãy tạo một file word để lưu trữ. Khi soạn thảo tài liệu trong Word, người dùng có thể điều chỉnh hiệu ứng phông chữ, màu sắc tùy thích, bên cạnh đó, bạn có thể chèn ảnh, âm thanh vào văn bản của mình.

File ảnh

Định dạng JPG

JPG là tệp định dạng hình ảnh phổ biến hiện nay, được phát triển bởi JPEG, với mục tiêu trở thành định dạng chuẩn nhất cho những nhiếp ảnh gia. Theo đó, JPG sẽ tìm các phần thừa của dữ liệu để nén bức ảnh thành những vùng nhỏ hơn. Phần mềm này chỉ dùng để lưu trữ hình ảnh và không được dùng để chỉnh sửa.

Định dạng PNG

Ưu điểm của định dạng PNG là nén hình ảnh nhưng không làm giảm chất lượng của hình ảnh ban đầu. Định dạng PNG thường được sử dụng để lưu trữ logo, thiết kế web, hình nền… Tương tự như GIF và JPG, PNG cũng hỗ trợ màu lần lượt là 8-bit và màu 24-bit RGB.  PNG được sử dụng rộng rãi để lưu trữ hình ảnh hiện nay.

Định dạng GIF

GIF là một định dạng hình ảnh được phát triển lâu đời nhưng vẫn phổ biến cho đến ngày nay. Điểm nổi bật khi lưu hình ảnh bằng GIF là có thể lưu ảnh động và tập tin có khả năng lưu lại màu trong suốt. Tuy nhiên, GIF không được các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sử dụng bởi có dung lượng ảnh nhỏ hơn JPG và PNG do bảng màu hạn chế. Ngày nay, người ta thường sử dụng GIF để lưu trữ ảnh động nhỏ, icon hoặc ảnh trong suốt….

File PDF

Cũng giống như word, PDF là một phần mềm hỗ trợ người dùng soạn thảo và định dạng văn bản được phát triển bởi Adobe Systems. Điểm nổi bật của PDF là độ bảo mật rất cao và thường dùng để soạn thảo những tài liệu quan trọng. Và đây cũng là một trong những tệp văn bản được sử dụng nhiều nhất hiện nay bởi một số những ưu điểm như sau:

Tệp PDF thường có dung lượng nhỏ nên bạn dễ dàng chia sẻ file qua mail, mạng xã hội…

Người dùng có thể dễ dàng xem tệp PDF thông qua máy tính, laptop, điện thoại…

Bạn có thể chuyển đổi từ PDF sang các tệp văn bản khác như Word một cách đơn giản.

File excel

Excel là một tệp bảng tính được phát triển bởi Microsoft Office, thường được sử dụng để lưu trữ, quản lý các số liệu và thực hiện các phép toán. Ưu điểm nổi bật của excel là giúp người dùng nhập các số liệu dễ dàng bởi các hàng và ô được phân chia rõ ràng, qua đó thực hiện các công thức toán học khoa học và nhanh chóng.

Bảng tính excel được rất nhiều người sử dụng hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, nhân sự, quản trị dự án…

Sự khác nhau giữa file mềm và file cứng

File cứng là những tài liệu đã được in trên giấy và chúng ta có thể cầm nắm được. Ví dụ, những bản CV hay hồ sơ xin việc đã được in ra và nộp cho công ty, thì được gọi là file cứng. File cứng và file mềm sẽ có cùng một nội dung như nhau, nhưng hình thức lưu trữ khác nhau. File mềm sẽ được lưu trên thiết bị như điện thoại, laptop…file cứng đã được in ra trên giấy.

Với những thông tin chia sẻ về file cứng, file mềm là gì, các định dạng của file mềm, hy vọng các bạn hiểu rõ và phân biệt được hai khái niệm này.

HR là gì? Các vị trí trong phòng nhân sự

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng đóng góp cho sự thành công của một tổ chức. Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì phải có một đội ngũ nhân viên giỏi. Vậy làm thế nào để tìm kiếm và quản trị nguồn nhân lực hiệu quả? Tất cả đều phụ thuộc vào HR – phòng ban quản lý nhân sự. Vậy HR là gì? Các vị trí trong phòng nhân sự hiện nay.

HR là gì?

HR được viết tắt từ cụm tiếng anh Human Resources, có nghĩa là quản lý nhân sự. Công việc chính của phòng nhân sự là tìm kiếm và khai thác hiệu quả nguồn nhân lực đáp ứng cho sự phát triển của công ty. Theo đó, mỗi phòng nhân sự sẽ có những vị trí công việc khác nhau như: chuyên viên tuyển dụng, quản trị hành chính, chuyên viên C & B, chuyên viên đào tạo…

Các vị trí việc làm “cực hot” trong lĩnh vực HR

HR Recruitment – Chuyên viên tuyển dụng

Chuyên viên tuyển dụng là một trong những vị trí công việc “hot” nhất hiện nay và được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Công việc chính của một HR Recruitment là tìm kiếm nguồn nhân lực chất lực cho công ty. Theo đó, khi làm việc trong lĩnh vực này, bạn sẽ chịu trách nhiệm đáp ứng đủ chi tiêu nguồn nhân lực từ các phòng ban và cấp trên.

Thế nên, để trở thành một HR Recruitment, bạn không chỉ nắm rõ kiến thức chuyên môn của mình, mà còn hiểu rõ một số lĩnh vực như kinh doanh, bán hàng, marketing… Điều này giúp bạn có thể tìm kiếm được những ứng viên phù hợp và có tiềm năng đảm nhận nhiều công việc khác nhau trong công ty.

Công việc chính của chuyên viên tuyển dụng là đăng tin tuyển, sàng lọc hồ sơ và CV của ứng viên, phỏng vấn và lựa chọn ra nhân tố phù hợp. Bên cạnh đó, bạn còn đảm nhận nhiệm vụ đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên mới.

HR Admin – Quản trị hành chính

Đây là một vị trí công việc phù hợp dành cho các bạn sinh viên mới ra trường có đam mê trong lĩnh vực nhân sự. Công việc quản trị hành chính là chịu trách nhiệm quản lý, sắp xếp các loại hồ sơ giấy tờ hành chính liên quan đến nhân viên cũng như tài sản của doanh nghiệp.

Theo đó, công việc cụ thể của HR Admin là quản lý các giấy tờ về hợp đồng lao động, bảo hiểm, thư xin nghỉ việc, bằng khen… Sắp xếp những vấn đề liên quan đến hành chính nhân sự như sắp xếp cuộc họp, lịch hẹn… cũng do nhân viên quản trị hành chính đảm nhận. Bên cạnh đó, bạn còn là người theo dõi nề nếp, thực hiện nội quy cũng như văn hóa công ty của những nhân viên khác.

Chuyên viên C & B

Nếu bạn đang quan tâm đến những vấn đề về lương thưởng, chế độ phúc lợi, lịch làm việc, nghỉ việc của mình thì hãy hỏi chuyên viên C & B tại phòng nhân sự. Bởi lẽ nhân viên C & B ( Compensation và Benefit) là những người vô cùng quan trọng, giúp bạn giải đáp được những vấn đề liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của bạn trong công ty.

Theo đó, công việc thường ngày của chuyên viên C & B là chấm công, quản lý những ngày nghỉ phép, đi muộn của nhân viên. Tính lương, phát lương cho bạn cũng như có những đề xuất với cấp trên về việc tăng lương cho người lao động.

Chuyên viên đào tạo

Chuyên viên đào tạo cũng là một bộ phận quan trọng trong phòng nhân sự. Khi làm việc trong lĩnh vực này, bạn sẽ có trách nhiệm lên kế hoạch và đào tạo nhân sự cho công ty, nhằm giúp họ đáp ứng được yêu cầu công việc. Hơn thế nữa, bạn cũng sẽ là người hướng dẫn nhân viên mới về những quy định, văn hóa công ty. Chưa hết, chuyên viên đào tạo sẽ phối hợp với trưởng phòng nhân sự để đưa ra kế hoạch nhằm xây dựng một mặt bằng chung nhân viên cho công ty.

 

Nếu bạn có đam mê trong lĩnh vực nhân sự và mong muốn gắn bó lâu dài với công việc này, thì trước hết bạn nên hiểu rõ HR là gì, cũng như những công việc trong phòng nhân sự hiện nay. Qua đó, bạn sẽ biết bản thân phù hợp với vị trí nào trong phòng nhân sự để có những lựa chọn phù hợp cho mình.